Bản thân tôi là người pha trà siêu vụng!
Rồi hết thời gian “làm nghề”, tôi đã có một vốn kha khá về trà đạo, về văn hoá Trung Hoa, và văn hoá ứng xử; tôi đã học được cách kiên nhẫn trước những vị khách khó chịu, chu đáo với những vị khách khó tính… Tôi thấy mình trưởng thành hơn, “nghệ sĩ” hơn, nhạy cảm hơn, và tinh tế hơn., biết thưởng thức cái đẹp hơn… Những điều không dễ có nếu tôi chọn một nghề khác, cho dù nghề đó nhiều tiền hơn và ít cầu kì hơn.Các bạn thử xem…
Thấy bạn bè kháo nhau: làm nghề pha trà ở các quán trà đạo, vừa sang trọng, vừa nhàn, PV SVVN cũng hăm hở đi…xin việc
Nhập môn
Bộ ấm trà màu nâu đất thảnh thơi nằm trên chiếc bàn tre sơn vecni trầm mặc. Khẽ khàng đổ nước sôi vào trong bát, nhúng qua, rồi lấy chổi quét lau lần lượt từ ấm trà, bình rót trà, lọc trà rồi đến từng cái chén tống, quân. Nín thở, kẹp tre bằng gỗ nhỏ xíu nhưng vẫn to so với chén, gắp chén ra. Mở nắp ấm, đặt phễu gỗ lên, từ tốn dùng thìa xúc trà, xúc ra sáu thìa. Chế nước sôi, nước đầu tráng trà. Chế nước sau, đổ nước sôi lên nắp ấm, chờ nước ráo, mặt ấm khô cong là trà đã ngấm. Nâng ấm trà lên chừng 40 cm so với bình trà, từ từ rót , hạ xuống 20 cm lại nhấc lên… hương trà lan toả trong không khí, thơm ngây ngất. Bỏ lọc, rót trà ra bốn chén tống, đặt chén quân úp uống, lật ngược lại, trà từ chén tống sang quân. Cầm chén tống lên, đưa ngang mũi, hít một hơi thật sâu để thẩm hết hương trà, đặt xuống, nhấc chén quân lên, chiêu một ngụm nhỏ…
Đó là những gì tôi học được về kỹ thuật pha trà. Thế là tôi chính thức được nhận vào làm ở một quán trà đạo Trung Hoa. Công việc pha trà; nghe có vẻ rất nhẹ nhàng, thanh cảnh, nhưng kỳ thực là cực kỳ vất vả!
- Hãy truy cập vào website Mạng Việc Làm , nơi cung cấp cho bạn các mảng về Tìm Việc Làm , Tìm Việc Nhanh , từ đó gợi ý cho bạn những công việc phù hợp và lâu dài.
“Sinh nghề”
Công việc đầu tiên, đơn giản nhất tôi phải làm là “điểm mặt, chỉ tên” các vị trà của quán, sơ có 32 vị và gần chục loại hạt. Ngày đầu tiên đi làm, tôi như người nhập đồng, luôn miệng lẩm nhẩm nào hồng táo, kỷ tử, cành quýt, cam thảo, kim ngân hoa, mao tiêm trà, liên tâm… Có rất nhiều vị trà có hình dáng gần giống nhau, tên cũng na ná như: công cúc hoa, cúc hoa, hoàng kim cúc… mà cho dù trí nhớ tốt đến mấy cũng lẫn như chơi. Thuộc tên trà chưa đủ. Quan trọng là thuộc nằm lòng công thức từng loại trà. Đơn giản nhất – các loại trà đạo như: Hàng Châu, Long Tỉnh, Cao Sơn, Thiết Quan Âm, Giao Cổ Lam, Bích Loa Xuân, Ô Long… chỉ có một loại cho một ấm. Nhưng trà dưỡng sinh như công cúc thanh nhiệt, cúc hoa, nhài hoa, La hán, Bát bảo… mới kinh hoàng. Ví dụ mỗi ly trà Bát bảo có tám vị, đổi một vài vị là ra một loại trà khác với công dụng cũng khác luôn. Nói thì nhẹ nhàng, lúc làm thì.. ôi thôi. Khi đông khách, làm luôn tay, tôi không có thời gian mà nhìn vào giấy ghi công thức, chỉ có thể làm theo trí nhớ. Đêm về nằm mơ vẫn lẩm nhẩm tên trà!
“Tử nghiệp”
Sau mấy ngày đầu tiên đi làm, tôi đã biết “tin dữ”: chia tay với 1/4 tháng lương vì tội làm vỡ ấm! Đồ uống trà đi theo bộ, vỡ một cái ấm thì coi như bỏ cả bộ. Lương chưa thấy đành nghiến răng bỏ tiền túi ra đền – đó là bài học số 1. Sau đó, là… những bài học nhớ đời từ khách hàng. Khách gọi “Công Cúc Băng Bát Bảo”, không nhớ rõ công thức, lại nghĩ khách làm sao biết trà nào ra trà nào, nên tôi nhắm mắt… pha đại! Rủi cho tôi là khách không những biết mà còn rất rõ. Tôi “được” chị chủ quán xạc nên thân, suýt “mất nghề” – Đó là bài học số hai: đừng tưởng khách không biết!
Lần khác, một ông khách vào quán thưởng trà và hỏi tôi về những câu đối, chữ Trung Quốc trong quán. Tôi là lính mới, một chữ cắn đôi cũng không biết nên chọn giải pháp: Bịa! Ông khách gật gù, rất mãn nguyện ra về. Thế mà tôi thấy áy náy cả buổi. Đó là bài học số ba: thật thà để khỏi áy náy. Điều tôi luyến tiếc nhất đến tận bây giờ là một cô bé, ngày ngày mang sách ra quán trà, gọi một ly Thập Lý Hương và ngồi học bài. Thỉnh thoảng lại bắt chuyện với tôi vài câu vu vơ không đầu không cuối. Nói chuyện với cô ấy tôi cảm thấy ấm áp và thảnh thơi như uống một ly trà ngắm mưa vào ngày cuối hạ. Bỗng nhiên, cô ấy biến mất như hương trà tan vào không khí… Tôi chỉ biết mỗi tên cô ấy. Bài học số 4: đừng bỏ lỡ khi thấy cơ hội!
- Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng, Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!
Rồi hết thời gian “làm nghề”, tôi đã có một vốn kha khá về trà đạo, về văn hoá Trung Hoa, và văn hoá ứng xử; tôi đã học được cách kiên nhẫn trước những vị khách khó chịu, chu đáo với những vị khách khó tính… Tôi thấy mình trưởng thành hơn, “nghệ sĩ” hơn, nhạy cảm hơn, và tinh tế hơn., biết thưởng thức cái đẹp hơn… Những điều không dễ có nếu tôi chọn một nghề khác, cho dù nghề đó nhiều tiền hơn và ít cầu kì hơn.Các bạn thử xem…
* 5 điều chú ý khi “nhập môn”
1. Quần áo. Trừ một số quán có đồng phục ra, còn lại là thoải mái. Nhưng tuyệt đối không được mặc đồ hip-hop đi pha trà.
2. Nước hoa. Dùng một chút, thật nhẹ thì được. Nếu không mùi nước hoa sẽ át hết hương thơm của các loại trà.
3. Đừng có pha… liều. Không nhớ rõ các vị thì phải kiểm tra lại, vì một số vị của trà đạo có tính năng như thuốc Bắc. Kết hợp linh tinh có thể sẽ dẫn khách đi gặp… Tào Tháo.
4. Nếu bạn vụng về thì đừng “dại dột” mà đi làm nghề này. Giá một bộ ấm trà khoảng trên dưới 100k, một cái ly trà Bát Bảo khoảng 15k, bạn làm vỡ được bao nhiêu?
5. Nếu vì tiền thì đừng bao giờ chọn nghề pha trà (ở Việt nam), lương thấp (600 ngàn đồng/30 ngày, 1 ca – 4 tiếng), yêu cầu lại khắt khe. Nếu chọn nghề “pha trà” nghĩa là bạn đang chọn một nghề để học và tự rèn luyện bản thân
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply